Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Phước năm 2024

Thứ hai - 01/01/2024 20:57 960
Ngày 29/12/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác CCHC, xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công câp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) và các chỉ số khác có liên quan của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả, đồng bộ Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ, Kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Chỉ tiêu chủ yếu năm 2024

Hoàn thành 100% nhiệm vụ của Kế hoạch CCHC Nhà nước đã đề ra. Từ 30% trở lên đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố được kiểm tra CCHC và kết hợp kiểm tra về: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ, công chức, cải cách tài chính công, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, ISO hành chính công.

Kết quả đánh giá Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI, DTI năm 2024 tiếp tục cải thiện hơn so với kết quả đánh giá năm 2023.

100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (cả Ban Quản lý Khu kinh tế), UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn được đánh giá, xếp loại Chỉ số CCHC. 100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện. 100% TTHC sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc mới ban hành trong năm được công bố kịp thời đúng quy định. 100% TTHC công khai đầy đủ, kịp thời trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, trên Cổng dịch vụ công tỉnh và website của các cơ quan, đơn vị, địa phương. 100% hồ sơ TTHC đồng bộ, công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trên 98% hồ sơ TTHC tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn cho người dân, tổ chức.

100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí công chức, viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt. 100% cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. Từ 80% trở lên các cơ quan, đơn vị, địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định. 100% văn bản, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật). Tối thiểu 50% kết quả giải quyết TTHC điện tử đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh được số hóa hồ sơ. 100% hồ sơ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến.

100% TTHC trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 30%. Phấn đấu tổng số vốn thu hút đầu tư của tỉnh, số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, số vốn đăng ký của doanh nghiệp (bao gồm cả số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung) và tỷ lệ % đóng góp vào thu ngân sách tỉnh của khu vực doanh nghiệp năm 2024 tăng so với năm 2023. Giá trị thu ngân sách nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố. Hoàn thành 100% các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh giao.

Nhiệm vụ CCHC

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh tham mưu, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ CCHC của tỉnh. Nâng cao trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ CCHC. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC với công tác thi đua, khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền CCHC Nhà nước bằng nhiều hình thức, phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về CCHC, trong đó chú ý tuyên truyền những kết quả CCHC Nhà nước của tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, để người dân cảm nhận được sự quan tâm, nỗ lực của các cấp chính quyền trong công cuộc CCHC của tỉnh, tạo sự đồng lòng và đồng hành của tổ chức, cá nhân trong CCHC.

Tổ chức đánh giá, xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2023 của của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh kịp thời, khách quan, minh bạch, hiệu quả. Tiếp tục khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết TTHC.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao tinh thần, trách nhiệm, ý thức tận tụy phục vụ Nhân dân. Tổ chức đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “Chính quyền thân thiện” theo Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 14/9/2023 của UBND tỉnh. Tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm các mô hình, sáng kiến mới về CCHC ở các tỉnh, thành phố có Chỉ số CCHC cao. Tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra công tác CCHC, chuyển đổi số, ISO hành chính công, chế độ công vụ, công chức; kỷ luật, kỷ cương hành chính./.
File đính kèm

Tác giả: Trần Thị Mai Phương

Nguồn tin: UBND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây